Giao thức truyền thông là gì – ứng dụng trong công nghiệp?

Giao thức truyền thông là gì?

Giao thức truyền thông (communication protocol) hay còn được gọi là giao thức giao tiếp, giao thức liên mạng, là một tập hợp các quy tắc chuẩn cho phép hai hoặc nhiều thực thể trong một hệ thống thông tin liên lạc để trao đổi thông tin, dữ liệu qua các kênh. Giao thức sẽ định nghĩa các quy tắc, cú pháp, ngữ nghĩa, sự đồng bộ trong quá trình truyền thông và có thể thêm phương pháp khắc phục lỗi đường truyền. Giao thức truyền thông có thể được thực thi trên phần cứng, phần mềm hoặc cả hai.

Trong hệ thống sản xuất công nghiệp, có các loại giao thức truyền thông thông dụng như:

  • Giao thức nối tiếp: các tiêu chuẩn giao thức: RS232, RS422 và RS485
  • Giao thức Profibus: 3 kiểu giao thức chính là: Profibus DP, Profibus PA, Profibus FMS
  • Giao thức Modbus: những phiên bản phổ biến như Modbus RTU, Modbus ASCII, và Modbus TCP/IP.
  • Giao thức Ethernet: có 2 chuẩn mạng được dùng phổ biến là: mạng tốc độ 10/100Mbs và 10/100/1000Mbs)
  • Giao thức HART: thường gặp nhất của HART là chế độ giao tiếp Master/slaver đồng thời với việc truyền tải tín hiệu 4-20 mA.
  • Giao thức DeviceNet: hỗ trợ tối đa 2048 thiết bị và 64 điểm kết nối
  • Giao thức ControlNet: tối đa 99 node với tốc độ truyền dữ liệu là 5 triệu bit mỗi giây

Ứng dụng trong công nghiệp

Mạng truyền thông công nghiệp được ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu:
Tự động hóa sản xuất:
• Nhà máy sản xuất: kết nối các thiết bị như PLC, robot, cảm biến, v.v., tạo thành hệ thống tự động hóa.
• Điều này giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu sai sót và tăng năng suất.
Ngành năng lượng:
• Nhà máy điện: để giám sát và điều khiển các thiết bị, đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả.
• Ngành dầu khí: giám sát và điều khiển các giàn khoan, đường ống dẫn dầu, v.v.
Ngành giao thông vận tải:
• Hệ thống giao thông thông minh: kết nối các thiết bị, giúp điều phối giao thông.
• Ngành đường sắt: giám sát và điều khiển các hệ thống tín hiệu, đảm bảo an toàn cho hành khách.
Ngành thực phẩm và đồ uống:
• Nhà máy chế biến thực phẩm: giám sát và kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, v.v., đảm bảo chất lượng sản phẩm.
• Nhà máy đóng chai: tự động hóa quy trình đóng gói, tăng năng suất.
Ngành hóa chất: giám sát các quá trình hóa học, kiểm soát các phản ứng, và đảm bảo an toàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *